Gần đây có rất nhiều bác liên hệ em Hoài hỏi về THỦ TỤC LÀM LƯU HÀNH GĂNG TAY VÀ XUẤT MỸ, CHÂU ÂU,… Tuy nhiên, các bác lại không rõ quy trình thủ tục, sẽ sản xuất hay nhập loại găng tay nào vì mỗi loại lại có những tiêu chí kiểm định khác nhau.
CÁC LOẠI GĂNG TAY Y TẾ
Có nhiều tiêu chí để phân loại găng tay y tế: chức năng sử dụng, chất liệu cấu tạo, chiều dài, trọng lượng (độ dày)…
Cơ bản nhất là phân loại theo chức năng sử dụng thì có hai loại: găng khám và găng phẫu thuật.
Phân loại theo nguyên liệu thì có găng tay latex (cao su tự nhiên), găng tay nitrile (cao su tổng hợp) và găng tay Vinyl (cao su nhân tạo).
- Găng tay cao su y tế:
Cũng là loại găng tay bảo hộ lao động nhưng được làm bằng cao su có độ mỏng, nhẹ và dai và thường được dùng trong các lĩnh vực y tế, thực phẩm và một số ngành công nghiệp nhẹ như sơn bảo vệ tay khỏi các chất tẩy rửa, sự lây nhiễm, thức ăn đã qua sử dụng, giúp bạn an toàn, yên tâm làm việc.
- Găng tay cao su y tế không bột:
Có tính năng đàn hồi cao, khó đâm thủng, bề mặt trơn láng dễ chịu, tạo cảm giác thoải mái khi đeo. Được làm bằng latex sẽ không gây dị ứng về da, các ngón tay cử động linh hoạt. Tuy nhiên, loại găng tay cao su y tế không bột sẽ có giá thành cao hơn các loại găng tay khác.
- Găng tay cao su y tế có bột:
Việc đeo găng tay cao su có bột sẽ giúp việc đeo và tháo dễ dàng hơn, bột sử dụng ở đây đó chính là bột bắp. Vì vậy có thể hạn chế bị rách găng tay khi sử dụng. Nhưng cũng có một số hạn chế là một số người khi sử dụng loại găng tay cao su này thì bị dị ứng với protein trong cao su latex. Hay trong môi trường có độ ẩm thấp thì bột sẽ hút độ ẩm trên da và khiến da bị khô, hoặc là khi chế biến thực phẩm thì bột sẽ bị dính vào thức ăn.
LƯU Ý KHI NHẬP, XUẤT GĂNG TAY
1. Phải đặt lại tên từ đầu xuất (Malay hoặc Trung): Khi các bác tự đặt thương hiệu riêng, model riêng thì bên nhà sản xuất phải làm CFS mới cho hàng đó (Lại phải hàng mẫu và hồ sơ trình Bộ y tế của họ, vì CFS cũ chỉ có model cũ của họ)
2. Có CFS rồi mới về làm Công bố loại A (găng khám) hoặc Phân loại (găng phẫu thuật)
3. Mấy bác mới làm OEM chú ý nhãn mác chuẩn: DÁN TRÊN SẢN PHẨM bao gồm đủ 3 yếu tố : MANUFACTURER – MADE IN – MODEL.
4. Vậy khi xuất khẩu đi nước thứ ba thì thế nào? Các bác sẽ sử dụng lại bộ chứng từ y nguyên của nhà sản xuất như khi nhập nhé
👉 Cực kì lưu ý: hàng găng tay các bác nhập về là thành phẩm, chỉ thay bao bì (hoặc không) sẽ vẫn ghi Made in Malaysia; Hãng nước sản xuất: Malaysia; Chủ sở hữu: Việt Nam
CÁC LOẠI TEST
Hiện FDA vẫn đang ban hành trưởng hợp khẩn cấp nên hàng chỉ cần có FDA cơ bản và code 510k EUA (hàng găng tay: code LZA) là đã sang được Mỹ rồi.
Đặc biệt dù là xuất Mỹ hay Châu Âu thì mặt hàng găng tay y tế cần phải được trải qua các quá trình kiểm nghiệm tại các phòng lab uy tín được Châu Âu và Mỹ công nhận. Khi xuất hàng găng tay thì điều mấu chốt quan trọng nhất vẫn là yêu cầu của khách hàng bên đầu nhập về các loại test. Nên các bác cần hỏi khách nhập bên Mỹ, Châu Âu của mình xem họ yêu cầu loại test nào
Các bản test thường áp dụng với hàng găng tay để vào Châu Âu như: EN 455 – 1,2,3,4 ; EN 374- 1,2,3,4,5 ; EN420;….
Các bản test thưởng áp dụng với hàng găng tay để vào Mỹ như: test ASTM D6319, test ASTM D 3578, test ASTM D6978,..
Quý doanh nghiệp có thắc mắc cần hỗ trợ về thủ tục xuất khẩu găng tay y tế, xuất khẩu khẩu trang, xuất khẩu đồ phòng dịch hoặc xuất khẩu các nhóm hàng có thể liên hệ với chúng tôi.
☎ Ms Hoài: 0904901070 – Chuyên hỗ trợ làm FDA, CE, test EN14683, EN374, EN455, EN420,… test ASTM D 6319, test ASTM D 3578, đăng kí 510k chuẩn,… nhanh, uy tín cho hàng găng tay, khẩu trang, đồ phòng dịch….