NHỮNG MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CẦN LÀM CÔNG BỐ MỸ PHẨM

NHỮNG MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CẦN LÀM CÔNG BỐ MỸ PHẨM

Nhiều doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn sản phẩm của mình khi nhập về có cần làm công bố mỹ phẩm hay không? Nếu có làm thì hồ sơ bao gồm những giấy tờ nào? Vậy hôm nay em xin được làm rõ vấn đề như sau:

1. Những mặt hàng như thế nào thì cần làm công bố mỹ phẩm?

Theo mục 1 điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm có nêu rõ: 

“Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.”

  • Phân loại sản phẩm mỹ phẩm:
    Cũng theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT, mỹ phẩm được phân thành 21 nhóm như sau:
    (1) Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân,…)
    (2) Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm là bong da nguồn gốc hóa học)
    (3) Chất phủ màu (long, nhão, bột)
    (4) Phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh,..
    (5) Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi,
    (6) Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,..
    (7) Sản phẩm dùng để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel,..)
    (8) Sản phẩm tẩy lông
    (9) Sản phẩm khử mùi và chống mùi.
    (10) Các sản phẩm tạo kiểu tóc ( sữa, keo xịt tóc, sáp)
    (11) Sản phẩm dùng cạo râu hoặc sau khi cạo râu (kem, xà phòng..)
    (12) Sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt
    (13) Sản phẩm dùng cho môi
    (14) Sản phẩm để chăm sóc răng và miệng
    (15) Sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, chân
    (16) Sản phẩm dùng để vệ dinh cơ quan dinh dục ngoài
    (17) Sản phẩm chống nắng
    (18) Sản phầm làm sạm da mà không cần tắm nắng
    (19) Sản phẩm làm trắng da
    (20) Sản phẩm chống nhăn da
    (21) Các dạng khác

2. Một số sản phẩm không phải là Mỹ phẩm?

  • Đặc tính của mỹ phẩm là tạo nên các ảnh hưởng/hiệu quả không vĩnh viễn và cần phải sử dụng thường xuyên để duy trì hiệu quả
  • Các sản phẩm điều chỉnh vĩnh viễn, phục hồi hoặc làm thay đổi chức năng cơ thể bằng cơ chế miễn dịch, trao đổi chất hoặc cơ chế dược lý không được phân loại là mỹ phẩm. Sản phẩm có đường dùng uống, tiêm hoặc tiếp xúc với những phần khác của cơ thể (VD: màng nhầy của đường mũi, bộ phận sinh dục trong, …) thì không được phân loại là mỹ phẩm.

3. Bộ hồ sơ công bố mỹ phẩm cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);

2. Bản chụp Đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp.

3. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy uỷ quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam. Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau: CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ Trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

5. Bảng phân tích thành phần của sản phẩm (COA) + bảng nguyên liệu (Ingredient list).

6. Tem nhãn gốc của nhà sản xuất.

7. Chữ ký số đã đăng ký với Tổng cục Hải quan.

Anh chị cần check, tư vấn, hỗ trợ nhập khẩu bất kì mặt hàng mỹ phẩm, TPCN, thiết bị y tế nào liên hệ em nhé:

AIRSEAGLOBAL – Chuyên thủ tục nhập khẩu Mỹ phẩm, Thực phẩm chức năng, Thiết bị y tế

cong bo my pham Tuyết Minh AIRSEAGLOBAL GROUP SALES
Zalo: 0971 460 378
Mobi: 0971 460 378
Email: minhntt@airseaglobalgroup.com.vn  
Add: Phòng 2412, 2414, tòa Eurowindow, 27 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, HN