Nhập khẩu phần mềm vẫn luôn là vấn đề nan giải với nhiều thế hệ ngành Xuất nhập khẩu của chúng ta vì có quá nhiều cách thức mua phần mềm và có quá nhiều văn bản hướng dẫn Khai Hải quan nhập khẩu phần mềm. Vậy trong phạm vi bài viết này AIRSEA sẽ phân tích cụ thể và giải đáp mọi vấn đề thắc mắc của các bạn để mọi người có 1 cách thức xử lý đơn hàng nhanh chóng và gọn gàng nhé.
I./ CÁC TÌNH HUỐNG NHẬP KHẨU PHẦN MỀM:
1. Phần mềm được gửi qua email hoặc mạng Internet
2. Phần mềm được cài đặt hoặc tích hợp sẵn trên thiết bị nhập khẩu
3. Phần mềm được ghi, lưu trữ, chứa trong CD, USB, ổ cứng…
4. Phần mềm được gửi qua Internet nhưng License hoặc Code được ghi vào 1 Giấy bản quyền gửi cho người nhập khẩu.
II./ QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU PHẦN MỀM:
Theo công văn số 667/TCHQ-GSQL ngày 24/02/2004 của Tổng cục Hải quan thì “sản phẩm là phần mềm nhập khẩu hiện tại được phân loại như sau:
– Cơ quan Hải quan chỉ phân loại phương tiện dùng để ghi, lưu, chứa thông tin (phần mềm); Tùy theo phương tiện ghi, lưu, chứa thông tin là đĩa, băng, USB, ổ cứng…có mã số tương ứng.
– Thông tin (phần mềm) được ghi, lưu, chứa trên các phương tiện đó không phân loại.”
Do đó phần mềm không có trong Biểu thuế Xuất nhập khẩu, không có mã HS, không tính thuế xuất nhập khẩu phần mềm.
III./ HƯỚNG DẪN NHẬP KHẨU PHẦN MỀM:
1. Phần mềm được gửi qua email hoặc mạng Internet
Việc nhập khẩu phần mềm chỉ có Hợp đồng và Invoice, không có việc vận tải xảy ra, không có Tờ khai Hải quan. Các bạn dựa trên hợp đồng và Invoice để tiến hành thanh toán tiền cho người xuất khẩu. Cách này tương đối khó vì Ngân hàng cần 1 bằng chứng về việc công ty bạn nhập phần mềm nên thường giải quyết việc nhập phần mềm theo các cách còn lại.
2. 3. 4. Việc nhập khẩu phần mềm có bằng chứng rõ ràng: được cài đặt sẵn trên thiết bị hoặc có lưu trữ trong CD, USB và giấy phép… Lúc này việc nhập khẩu phần mềm phải được khai báo Hải quan và tuân thủ các quy định sau:
Căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 13, Mục II Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính thì trị giá tính thuế đối với hàng hóa có chứa phần mềm nhập khẩu là:
– Trị giá tính thuế là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là phương tiện trung gian, không bao gồm trị giá của phần mềm dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu mà nó chứa đựng, với điều kiện trên hóa đơn thương mại trị giá của phần mềm được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian.
– Trị giá tính thuế là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu bao gồm cả trị giá phần mềm và chi phí để ghi hoặc cài đặt phần mềm vào hàng hóa nhập khẩu, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm không được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian;
+ Trị giá thực thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho phần mềm có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng theo quy định tại Điều 14, mục II Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010;
+ Phần mềm được ghi, cài đặt hoặc tích hợp trong các hàng hóa nhập khẩu không phải là phương tiện trung gian.
** Như vậy nên xử lý chứng từ và khai báo phần mềm trên VNACCS như sau:
– Tách riêng giá trị của phần mềm và của vật chứa đựng hoặc thiết bị được cài đặt phần mềm đó.
– Yêu cầu người xuất khẩu lưu phần mềm vào USB thay vì CD hoặc Giấy License để tránh phải xin giấy phép nhập khẩu sản phẩm văn hóa.
– Khai báo Hải quan cho vật chứa đựng hoặc thiết bị được cài đặt phần mềm với mã HS tương ứng của vật chứa đựng hoặc thiết bị. Phần mô tả hàng hóa ghi như sau “USB lưu trữ phần mềm LAPRO (trị giá phần mềm: 2,000.00 USD)” ; Đơn giá (giá của USB): 1.00 USB; Ở Tab Đề xuất khác: Ghi tổng trị giá của lô hàng=? USD trong đó: trị giá USB chứa phần mềm = 1.00 USD, trị giá phần mềm = 2,000.00 USD.Phần mềm không tình thuế theo thông tư 06 TT-BTC ngày 11/01/2012
Theo Lapro.
Ms Thúy –Jennifer – Sales Manager
Mob/Zalo: 0979785886
Mail: thuynt@airseaglobalgroup.com.vn
Add: AIRSEAGLOBAL – Phòng 2412,2414 tòa Eurowindow, 27 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, HN