THIẾU NHÃN MÁC HÀNG Y TẾ CÓ BỊ PHẠT KHÔNG?

THIẾU NHÃN MÁC HÀNG Y TẾ CÓ BỊ PHẠT KHÔNG?

Em vừa có khách alo hỏi về vấn đề thiếu tem nhãn, đã dán tem ở bên ngoài mỗi thùng hàng nhưng trên từng sản phẩm lại không có, hải quan đòi lập biên bản phạt 30tr.

Hàng vòng đeo tay bệnh nhân trị giá cả lô hàng có hơn 100tr mà bị phạt ngay 30tr, điều này có đúng?

Nhãn mác hàng hóa nhập khẩu, tên, model, xuất xứ, hãng sản xuất rất quan trọng khi làm thủ tục hải quan.

Với hàng TBYT càng quan trọng vì tem nhãn khi nhập khẩu cần khớp 100% với các
chứng từ hải quan, Giấy Phép Nhập Khẩu, Công bố A,B và Số lưu hành C,D.

Vì vậy trước khi Xin GPNK, Công Bố A,B hoặc Đăng Ký Lưu Hành, làm Phân loại TBYT,
anh/chị cần rà soát thật kỹ các chứng từ liên quan như: CFS có khớp 100% với TEM
NHÃN THỰC TẾ CỦA HÀNG HÓA hay không?

”Yêu cầu bên hãng chụp ảnh tem nhãn thực tế gửi về để kiểm tra trước khi xin giấy tờ để nhập khẩu” LÀ ĐIỀU LUÔN PHẢI LÀM để tránh phát sinh nhiều chi phí phạt tốn kém oan cho Doanh nghiệp.

Rất nhiều trường hợp Model trên CFS của hãng sản xuất không khớp 100% so với tem nhãn thực tế đã bị phạt, chưa kể đến trường hợp thiếu hẳn tem nhãn trên sản phẩm các bác ạ.

  • MỘT SỐ VÍ DỤ:

(Ví dụ model là XXX nhưng để ký hiệu mâu sản phẩm thì bên hãng thể hiện thêm ký tự W (White), B (Black) nên trên tem nhãn thực tế Model là XXXW và XXXB. Tuy nhiên trên giấy tờ và GPNK hay xin số lưu hành chỉ để Model là XXX thì khi nhập khẩu về khâu thông quan sẽ bị mắc do sai Model.

Mà để sửa lại GPNK và SỐ LƯU HÀNH hiện tại sẽ mất nhiều thời gian và chi phí, đối với Công bố A,B dù chi phí đỡ tốn kém hơn thì Doanh nghiệp vẫn phải chờ đợi mất thời gian, chưa tính đến các chi phí lưu kho,…

Chỉ cần thiếu một trong các tiêu chí về tem nhãn chuẩn có thể sẽ bị phạt tiền, mất nhiều chi phí phát sinh hoặc buộc tái xuất theo Quy định xử phạt.

Trong điều Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP về QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN đã nêu rõ:

Điều 22. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.

2. Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam) thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

3. Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.

4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật vi phạm hành chính quy định tại Điều này trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt;

b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

=> VẬY NÊN CÁC BÁC NHỚ GIÚP EM:

Thứ nhất, Nhãn mác hàng hóa nhập khẩu TỐI THIẾU phải thể hiện:

  • Tên hàng hóa
  • Chủng loại (MODEL)
  • Xuất xứ hàng hóa ( ghi rõ là MADE IN.. or ORIGINAL …)
  • Hãng sản xuất hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa (MANUFACTURER)

Đặc biệt là 3M (Model, Manufacturer, Made in), chỉ cần thiếu một tiêu chí “M” hải quan cũng sẽ bắt bẻ các bác đó ạ.

Thứ hai, trong một số trường hợp, nội dung trên nhãn gốc phải đọc được theo quy định hoặc phải có cách khắc phục. Trong một số trường hợp, khách thắc mắc em hàng của hãng chủ yếu bán ở nội địa, nên nhãn bác cũng chỉ có tiếng quốc gia đó thì có cách nào giải quyết không?

  • Phương án khắc phục là anh chị trao đổi trực tiếp với hãng và xin tem nhãn phụ bằng tiếng anh, dán trực tiếp lên sản phẩm. Khi đó, nhãn phụ này cũng cần đáp ứng đủ tiêu chí 3M (Chi tiết hơn liên hệ em Minh 0971 460 378 nhé)

Các bác cần tư vấn về thủ tục, giấy phép hàng TBYT – TPCN – Mỹ phẩm hoặc vướng mắc thông quan hàng hoá alo em Minh hỗ trợ, tư vấn 24/7 nhé ạ!

AIRSEAGLOBAL – Chuyên thủ tục nhập khẩu Mỹ phẩm, Thực phẩm chức năng, Thiết bị y tế

cong bo my pham Tuyết Minh AIRSEAGLOBAL GROUP SALES
Zalo: 0971 460 378
Mobi: 0971 460 378
Email: minhntt@airseaglobalgroup.com.vn  
Add: Phòng 2412, 2414, tòa Eurowindow, 27 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, HN

AIRSEAGLOBAL GROUP
VUA DỊCH VỤ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ
Đảm bảo – Uy tín – Nhanh chóng

CÁC DỊCH VỤ CUNG CẤP:
1. Xin đăng ký lưu hành thiết bị y tế loại C,D
2. Phân loại chỉ từ 200k ( Chuẩn vào thầu)
3. Xin Công bố đủ điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại BCD
4. Xin công bố tiêu chuẩn áp dụng cho thiết bị y tế loại A,B
5. Xin công bố đủ điều kiện sản xuất
6. Vận chuyển EXW, FOB khai hải quan trọn gói
7. Thủ tục tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất hàng y tế
8. Dịch vụ làm chứng chỉ lưu hành tự do cho hàng loại A sản xuất
trong nước.

9. Dịch vụ làm ISO 9001, ISO 13485, tất cả hồ sơ, test kiểm nghiệm
cho hàng khẩu trang y tế, khẩu trang thường, lưu hành tự do CFS, CE, FDA

10. Công bố mỹ phẩm, Thực phẩm chức năng