PHÂN NHÓM THẦU

PHÂN NHÓM THẦU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ VÀ PHƯƠNG ÁN ĐỂ NÂNG HẠNG THẦU? – MS THÚY 0979785886 AIRSEAGLOBAL

#vào_thầu #cfs #cfs_tham_chiếu #bệnh_viện #tbyt #thiết_bị_y_tế #nâng_hạng_thầu

Việc mua bán TBYT là ngành kinh doanh có điều kiện, vì vậy rất nhiều doanh nghiệp đang hoang mang với các thủ tục, hồ sơ để kinh doanh, đặc biệt là VÀO THẦU BỆNH VIỆN. Quy định về đấu thầu nói chung và đấu thầu TTBYT vào bệnh viện, các cơ sở y tế công lập lại càng khó khăn hơn do tính phức tạp trong hồ sơ lưu hành TTBYT sản xuất trong nước hay nhập khẩu, vấn đề kê khai giá, minh bạch trong đầu vào, nhà phân phối, chế độ bảo hành,… Trong khi các đối thủ tham gia dự thầu đều rất mạnh, vậy có cách nào để doanh nghiệp có thể tăng điểm thầu hay không? Đó là câu hỏi em Trang đang được rất nhiều anh chị nhờ tư vấn trong thời gian gần đây, khi các bệnh viện, CS y tế khắp cả nước đang trong tình trạng thiếu hụt thiết bị, vật tư y tế mà chuẩn bị để mở thầu.

Vướng mắc em chia sẻ trong bài viết này đó là CÓ CÁCH NÀO ĐỂ NÂNG HẠNG NHÓM THẦU TBYT KHÔNG? Em MS THÚY 0979785886 AIRSEAGLOBAL xin tổng hợp lại về quy định phân nhóm thầu và cách thức nâng hạng thầu TBYT.

Quy định chi tiết về ĐẤU THẦU TTBYT xem tại Thông tư 14/2020/TT-BYT

👉 Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BYT, gói thầu trang thiết bị y tế có thể có một hoặc nhiều chủng loại trang thiết bị y tế và mỗi chủng loại trang thiết bị y tế có thể được phân chia theo các nhóm như sau:

a) Nhóm 1:

  • Được ít nhất 02 nước tham chiếu cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do;
  • Sản xuất tại nước tham chiếu hoặc sản xuất tại Việt Nam.

b) Nhóm 2:

  • Được ít nhất 02 nước tham chiếu cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do;
  • Không sản xuất tại các nước tham chiếu hoặc sản xuất tại Việt Nam.

c) Nhóm 3:

  • Được ít nhất 01 nước tham chiếu cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do;
  • Sản xuất tại nước tham chiếu hoặc sản xuất tại Việt Nam.

d) Nhóm 4:

  • Được ít nhất 01 nước tham chiếu cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do;
  • Không sản xuất tại các nước tham chiếu hoặc sản xuất tại Việt Nam.

đ) Nhóm 5:

  • Có số lưu hành tại Việt Nam (bao gồm cả các trường hợp được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành);
  • Sản xuất tại Việt Nam.

e) Nhóm 6: Gồm các trang thiết bị y tế không thuộc các nhóm trên.

VẬY DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ ĐỂ CÓ THỂ LÊN NHÓM THẦU?

👉 Cách PHỔ BIẾN NHẤT để được lên nhóm thầu là làm thêm CFS của nước tham chiếu, bao gồm các nước như 28 nước EU, Anh, Mỹ, Nhật Bản, Úc và Canada.

👉 Các mẫu CFS chuẩn của các nước anh chị tham khảo tại đây.

Bên em đã làm được CFS Anh và Úc. Anh chị cần alo em MS THÚY 0979785886 AIRSEAGLOBAL0 hỗ trợ.

Các quy định chi tiết hơn, anh chị tham khảo tại TT 14, NĐ 98, quy định cũ tại 36/2016/NĐ-CP, Thông tư 39, Luật ĐẤU THẦU 43/2013/QH13, và các phần tiếp theo trong SERIES VÀO THẦU của em nhé ạ.

Nếu anh chị còn bất cứ vướng mắc nào về hồ sơ thầu, nâng hạng thầu, thủ tục, giấy tờ để nhập khẩu hoặc sản xuất, vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan cho hàng TTBYT, TPCN, Mỹ phẩm, vui lòng liên hệ em Trang Emma tư vấn miễn phí 24/7!

Rất mong nhận được phản hồi từ quý doanh nghiệp quan tâm để đem đến những thông tin cập nhật, hữu ích hơn cho anh chị trong thời gian tới!