13 SAI LẦM PHỔ BIẾN KHI NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

13 SAI LẦM PHỔ BIẾN KHI NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

13 SAI LẦM PHỔ BIẾN MẤT KHI NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Chào các bác! Airseaglobal Group hiện có hơn 1600 khách hàng thiết bị y tế, thông quan 15,000 tờ khai hải quan hàng y tế, xin giấy phép cho hơn 400 loại thiết bị y tế và phụ kiện. Dựa trên kinh nghiệm làm hàng, Em tổng hợp 13 sai lầm hay mất tiền phổ biến khi nhập khẩu thiết bị y tế và cách khắc phục dưới đây.

Nếu có bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình Thông quan hàng thì anh chị liên hệ em Minh

1. Các mặt hàng đã bị Tổng cục làm công văn áp đích danh HS code thì đừng khai lách nữa vì sớm muộn cũng bị sau thông quan: hoàn thuế + lãi chậm nộp 0,05%/ ngày và phạt chậm nộp – DN vào list các doanh nghiệp rủi ro cao – thông quan khó và hay bị soi.

Ví dụ các hàng đã bị ấn định Hs code : Tủ lạnh âm sâu , Tủ đầu giường bệnh, kem bôi âm đạo, hậu môn… (các loại dây cáp cho máy, ống nghiệm, dây dẫn lưu, dây truyền dịch plastic 3926 đừng áp mã 9033 nữa vì sớm hay muộn cũng bị áp lại sẽ tổn thất nhiều hơn)

2. Sai, thiếu ” Model, Manufacturer, Made in ” trên Tem hàng hóa thực tế so với chứng từ ( Invoice, tờ khai, phân loại, công bố, giấy phép hay số lưu hành): Mất tiền từ 2 – 4tr với hàng không thuộc TT30 và từ 5 -7tr với hàng thuộc TT30 và chậm thời gian thông quan mất 1-2 ngày.

=> Khắc phục : Trước khi nhập, Bảo nhà sản xuất chụp ảnh tem nhãn hàng hóa => Rồi mình làm chứng từ theo đó ( Số lưu hành, phân loại, công bố, Invoice, tờ khai… )

3. Sai lệch thông tin Model, Manufacturer, Made in giữa trên tem hàng hóa và Phân loại, Công Bố, số lưu hành và Invoice và tờ khai : Buộc phải sửa lại cho đúng với trên tem hàng gây mất thời gian thông quan hàng từ 7 – 15 ngày vì phải sửa lại công bố, hoặc Số lưu hành.

=> Khắc phục: Trước khi nhập phải chuẩn hóa tất cả các giấy tờ GIỐNG NHAU và GIỐNG với tem thực tế trên hàng.

4. Hàng tạm xuất đi sửa chữa hoặc tạm nhập về Demo sai số Series hoặc quá hạn tái nhập, tái xuất hoặc bị phạt do hàng không xin giấy phép Bộ công thương :  Bị mất tiền 2 – 3tr hoặc 3 – 7tr tùy lỗi ( nặng nhất là ko xin giấy phép bộ công thương ) hoặc không mở tờ khai đúng loại hình tạm nhập tái xuất – tạm xuất tái nhập, đến lúc về không tái nhập được do hàng là hàng cũ. 

=> Khắc phục:

– Về số series : Phải chụp ảnh tem nhãn hàng và khai đúng số series trên tem nhãn hàng ( Cái này vô cùng quan trọng vì là cơ sở để xác định miễn thuế cho hàng mình tái nhập hoặc tái xuất đúng cái máy mình tạm xuất hoặc tạm nhập trước đó )

– Về Quá hạn tái xuất, tái nhập : Tất nhiên là phải note lại lịch, nếu đến hạn mà chưa xong việc thì phải làm gia hạn nhé

– Về Xin giấy phép tạm xuất tái nhập, TNTX : Phải có giấy phép cho những hàng cũ hết bảo hành, giấy phép phải vẫn còn hạn.

5. Cẩn thận với các hàng mẫu, hàng miễn phí, catalogue Seller gửi cho vì có thể bạn sẽ bị mất tiền vì hàng mẫu đó bạn không có giấy phép nhập: Đối với hàng cho biếu tặng vẫn phải làm phân loại, và nếu vào hàng loại A,B thì phải có công bố ( Trừ TH họ chỉ cho đúng 1 mẫu), Catalogue phải xin giấy phép Sở TTTT (mất 1 tuần) : TH miễn phí thì phải có phân loại còn Catalogue thì mất tiền từ 2-4tr tùy số lượng.

=> Khắc phục: Để ý seller khi thông báo các hàng mẫu phải hỏi rõ đấy là hàng gì, nghiên cứu xem mình có xin được giấy phép không ? Nếu mình xác định xin được thì xin luôn để nhập/ Nếu không thì từ chối nhận, đừng gửi về kẻo bị chậm lô hàng chính, 

6. Hàng hệ thống y tế chú ý phải làm danh mục đồng bộ thì mới áp được mã thuế đồng bộ theo máy chính nếu không phải áp mã lẻ từng bộ phận thì thuế nhập khẩu và VAT lên tương đối cao: Ví dụ hệ thống máy gia tốc, hệ thống lò đốt rác, hệ thống khí y tế :

=> Khắc phục: Nghiên cứu phương án làm đồng bộ trước khi nhập khẩu, tránh tình trạng hàng về phát sinh phí lưu kho và chậm thời gian thông quan vì hàng hệ thống thường là hàng có khối lượng lớn và cần gấp (do làm thủ tục cũng mất thời gian làm và duyệt mất 3 – 7 ngày làm việc)

7. Hàng có máy chính và phụ kiện phải gộp giá vào máy chính: Như hàng máy nội soi gồm máy và các ống camera nội soi, hàng monitor theo dõi bệnh nhân, hàng máy ly tâm.. Nếu phụ kiện tiêu chuẩn mà nhà sản xuất tách giá riêng phụ kiện thì nên gộp hết lại thành 1 giá để áp chung 1 mã thuế.

=> Chú ý nếu nhập thêm phụ kiện ngoài bộ đó thì số lượng thêm 1,2 cái thì còn được, nếu nhiều hải quan sẽ không cho và khi khai gộp giá của máy sẽ đội lên, đến khi nhập các lô sau mà ko thêm phụ kiện giá sẽ thấp, và sẽ bị gọi lên nộp thuế bổ sung cho lô giá thấp đó

8. Hàng C,D phải xin số lưu hành hay hàng A,B phải xin công bố: Chú ý khi xin cần chuẩn chỉnh hồ sơ, có thể gặp 1 số lỗi sai như mẫu ủy quyền không đúng mẫu, tên hàng trên danh mục xin số lưu hành không giống với trên CFS, một hoặc vài mục hàng trên đơn xin không thuộc thẩm quyền vụ TTB, Thiếu giấy tờ so với bộ hồ sơ, ISO hoặc CFS hoặc Ủy quyền hết hạn, Ủy quyền hoặc CFS không có dấu lãnh sự quán, CFS không có giá trị xuất khẩu mà chỉ lưu hành nội địa ( Phổ biến cho hàng sản xuất tại trung quốc)

=> Khắc phục: Phải check thật kỹ hồ sơ đúng mẫu và đủ đầu mục, TH mã nào không thuộc vụ thì phải bỏ ra ngay đừng cố cho vào tránh bị trả về ( Nhất là giấy phép cho các hóa chất xét nghiệm hay có vài mục không thuộc Vụ TTB bị trả về )

9. Trước khi nhập hàng về phải check xem thủ tục nhập hàng đó có phải phân loại không ? phân vào loại gì, thuộc TT30 ko? Phải xin số lưu hành hay Phân loại là nhập được? Có phải loại A,B không (thì phải xin thêm công bố ) VAT sẽ được 5% hay 10% => Nếu cứ nhập về thì sẽ không nhập được và còn bị phạt nếu mở tờ khai mà hàng không có giấy phép, buộc phải tái xuất và bị phạt tiền từ 10 – 20tr.

10. VAT 5% : Hiện có nhiều công văn hải quan bắt lên Vat 10. Airsea vẫn đang làm cho khách một số mặt hàng được 5% Vat.

11. Thông tư 14 hiệu lực từ 01.07.2018 đổi mới HS code của hàng y tế : Một số mã lên thuế sau thông tư này : Ví dụ ống nghiệm và các sản phẩm bằng Plastics lên mã Plastic 7%NK (trước áp được 0% ), Tấm cảm biến X Quang đổi mã 3701 lên thuế 5% NK ( trước áp được 0% NK )

12. Số lưu hành hàng bắt buộc với hàng y tế loại CD thuộc TT30 từ năm 2022 và từ năm 2023 là bắt buộc với các hàng y tế loại CD. Hiện tại có hơn 10,000 hồ sơ truyền lên rồi, trong khi byt chỉ có 6 nhân viên, nên cần phải làm lưu hành sớm nếu ko sẽ không kịp.

13. Vào mùa cao điểm, hàng mà cần gấp trong khi Airlie hoặc hãng tàu delay => Nên claim thẳng vấn đề cho Airline: Headquarter, các văn phòng chính tại Việt Nam bằng email tiếng Anh nói hàng có thể bị phạt hợp đồng vài ngàn USD nếu về chậm => họ sẽ ưu tiên xếp chuyến sớm nhất có thể cho mình.

Lưu ý:

  • Tem nhãn trên hàng hoá phải khớp với tờ khai, phân loại, invoice khi thông quan hàng tại VN.
  • Hàng Loại B,C,D cần làm công bố đủ điều kiện mua bán TBYT trước khi xuất hóa đơn GTGT (VAT) (3-5 ngày)
  • Thủ tục nhập khẩu TBYT loại C, D 2025: tất cả các TTBYT loại C, D để nhập khẩu đều cần ĐĂNG KÝ SỐ LƯU HÀNH LƯU HÀNH

AIRSEAGLOBAL NHẬN FULL DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHECK, CARE, XIN GIẤY PHÉP, VẬN CHUYỂN THÔNG QUAN, ĐƯA HÀNG VỀ KHO
ZALO/ TEL: 0971 460 378 – Ms Tuyết Minh

Xem full các số đăng ký lưu hành TBYT tiêu biểu Airseaglobal đã làm cho khách hàng (update liên tục) TẠI ĐÂY

Xem full các vận đơn hàng Sea tiêu biểu mà Airseaglobal đã làm cho khách hàng TẠI ĐÂY

Xem full các vận đơn hàng Air tiêu biểu mà Airseaglobal đã làm cho khách hàng TẠI ĐÂY

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN AIRSEAGLOBAL

Ms Tuyết Minh: 0971 460 378 (zalo: zalo.me/0971460378)

Mail: minhntt@airseaglobalgroup.com.vn