DỊCH VỤ LÀM CE, FDA XUẤT KHẨU

dịch vụ làm ce, fda

I. CHỨNG NHẬN CE MARKETING

1. Giấy chứng nhận CE là gì?

CE, tiêu chuẩn CE hay còn có tên gọi đầy đủ là CE Marking là viết tắt của Conformité Européenne. Chứng nhận CE chỉ ra rằng các sản phẩm đã tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu và các sản phẩm đó được phép lưu hành tại thị trường Châu Âu. Giấy chứng nhận CE giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận với 500 triệu người tiêu dùng và di chuyển dễ dàng tại các quốc gia Châu Âu. Ký hiệu CE là bắt buộc phải có trên các sản phẩm được xuất khẩu và tiêu dùng tại 27 nước thuộc Liên minh Châu Âu.  Hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất bị hải quan EU tịch thu như là hàng xấu hoặc bị trả lại vì không có CE Marking.

2. Những đối tượng áp dụng chứng nhận CE

Chứng nhận CE được áp dụng với các quốc gia yêu cầu bắt buộc phải có dấu CE. Cụ thể:

    • Các quốc gia nằm trong khối Liên minh Châu Âu – EU : 28 quốc gia thành viên
    • Các quốc gia thuộc Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA): gồm 28 quốc gia thuộc EU và các nước Iceland , Nauy, Liechtenstein, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
    • Các đơn vị hoạt động sản xuất những sản phẩm yêu cầu phải có dấu CE khi xuất khẩu sang các nước Châu Âu.

Lưu ý: chứng nhận CE không cần thiết với những mặt hàng như:

    1. Hóa chất
    2. Mỹ phẩm
    3. Thực phẩm
    4. Dược phẩm

3. Lợi ích của chứng nhận CE

    • Các sản phẩm có giấy chứng nhận CE có thể lưu thông tự do tại các quốc gia thuộc thị trường EU.
    • Khẳng định chất lượng các sản phẩm, an toàn với người tiêu dùng, tạo dựng niềm tin với khách hàng.
    • Giúp tăng giá trị của sản phẩm, từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
    • Nâng cao thương hiệu và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.
    • Tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp đối thủ.
    • Mở rộng thị trường sang các khu vực tiềm năng cao trên thế giới.
    • Chứng nhận CE giúp hạn chế việc hàng hóa bị vi phạm và thu hồi tại thị trường EU.

4. Hồ sơ xin đăng ký chứng nhận CE marking

    1. Giấy yêu cầu chứng nhận
    2. Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp
    3. Các tài liệu giới thiệu được đặc tính kỹ thuật của sản phẩm 
    4. Kế hoạch sản xuất và kiểm soát chất lượng 
    5. Kế hoạch kiểm soát các phương tiện đo lường, thử nghiệm 
    6. Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thử nghiệm được công nhận. Những thông tin này tổ chức đánh giá sẽ đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.

II. CHỨNG NHẬN FDA

1. Khái quát về FDA

FDA được viết tắt bởi cụm từ “ Food and Drug Administration” Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, là cơ quan liên bang của Hoa Kỳ có trách nhiệm bảo vệ, thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua những công cụ kiểm soát và giám sát chặt chẽ các sản phẩm: trang thiết bị y tế, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng (thực phẩm bảo vệ sức khỏe). FDA hiện đã có mặt tại hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ và 06 quốc gia trên thế giới nhằm phục vụ tốt nhất cho việc quản lý, giám sát, thử nghiệm các sản phẩm, nhóm sản phẩm mà FDA được trao quyền quản lý. FDA quy định về chất lượng cho 10 nhóm sản phẩm như: Thiết bị  y tế, thực phẩm chức năng, thuốc, mỹ phẩm, …. Ngoài ra, FDA cũng có quy định rõ về những mặt hàng, sản phẩm nằm trong danh mục 10 nhóm sản phẩm nêu trên cần có FDA nhưng vẫn được miễn trừ khi vào thị trường Hoa Kỳ nếu là hàng hóa vận chuyển không nhằm mục đích thương mại.

2. Vai trò của chứng nhận FDA đối với sản phẩm, hàng hóa bắt buộc phải có FDA

    • Hoa Kỳ là một quốc gia phát triển, và những hàng hóa để thông quan vào được thị trường của quốc gia này cần phải có đầy đủ chứng nhận FDA và những giấy tờ pháp lý cụ thể khác. Việc sản phẩm của doanh nghiệp có chứng nhận FDA cho thấy doanh nghiệp/ tổ chức đó đã chwusng minh được về thành phần cấu tạo, xuất xứ của sản phẩm- an toàn tuyệt đối với người sử dụng. Vì vậy, việc những sản phẩm đạt chuẩn chứng nhận FDA không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp ở thị trường Mỹ mà còn xây dựng, tạo được uy tín trên thị trường quốc tế.
    • Ngoài ra, việc không có chứng nhận FDA đối với nhóm ngành hàng bắt buộc mà doanh nghiệp tổ chức cố tình đưa hàng vào quốc gia này sẽ bị tổn thất nặng nề về kinh tế gánh chịu các hậu quả nặng nề theo quy định của FDA và cơ quan liên quan.

3. Hồ sơ xin đăng ký chứng nhận FDA

    1. Đăng ký kinh doanh
    2. Đơn đăng ký theo form mẫu của FDA
    3. Thông tin liên quan tới doanh nghiêp – Airseaglobal hướng dẫn cụ thể và chi tiết.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN AIRSEAGLOBAL.

MST : 0105308539

Trụ sở Chính : Phòng 2414, 2412 Tòa Eurowindow Complex, 27 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Địa chỉ đăng ký Kinh Doanh : A9/4, TT Mỏ Địa Chất, P. Cổ Nhuế 2, Q. Bắc Từ Liêm, Hà nội.

BRANCHES : HỒ CHÍ MINH | HẢI PHÒNG | ĐÀ NẴNG

Tel : 024 62692777/ 3777/ 7222

Hotline : 0984291559